Làm tốt bài thi môn Tiếng Anh chuyên

Thứ ba - 04/06/2024 15:05
Dưới đây là một số kinh nghiệm làm bài thi môn Tiếng Anh chuyên!
Làm tốt bài thi môn Tiếng Anh chuyên
           Dưới đây là một số kinh nghiệm làm bài thi môn Tiếng Anh chuyên!
           Làm bài thi môn Tiếng Anh chuyên để đạt điểm cao là một mục tiêu quan trọng của nhiều học sinh. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt, đòi hỏi sự chuẩn bị và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ Tiếng Anh trong thời gian dài. Dưới đây là một số kinh nghiệm làm bài thi môn Tiếng Anh chuyên mà cô muốn chia sẻ để giúp các thí sinh đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới.
          1. Kỹ năng nghe (Listening):
          Trước khi làm bài nghe thì các em luôn được cho thời gian để đọc câu hỏi phần nghe đó. Do đó, để làm bài nghe tốt các em cần gạch chân các “key words” hoặc đoán loại thông tin nào cần điền vào chổ trống. Việc làm này sẽ giúp các em chọn lọc được thông tin để trả lời hay điền vào chổ trống chính xác hơn. Nếu các em gặp bài nghe điền từ theo dạng nghe IELTS thì các em nên chú ý đến giới hạn từ điền vào chổ trống (No more than ONE/TWO/THREE words). Còn đối với loại câu hỏi trắc nghiệm thì cần phải thận trọng với những từ mình nghe rõ mà thấy có trong các lựa chọn vì thường đây là những mồi nhử (Distractors) dẫn đến các em chọn sai. Thông thường lựa chọn đúng sẽ là những từ/ cụm từ tương đương nghĩa với những gì các em nghe được.
          2. Từ vựng và Ngữ pháp ( Lexico& Grammar):
         Để làm tốt phần thi này, các em học sinh cần nắm vững kiến thức ngữ pháp, từ vựng và cấu trúc câu cơ bản và nâng cao. Phần này đa số đều là câu trắc nghiệm nên nếu gặp những câu mà các em chưa từng học qua thì hãy chọn theo trực giác ban đầu, chọn dựa trên các kiến thức mình học được và nghĩ là lựa chọn tốt nhất và đừng thay đổi lựa chọn sau đó vì trực giác ban đầu thường xác suất đúng cao hơn. Trong phần thi này có bài cho hình thức đúng của từ thì các em cần phân tích kỹ chổ trống đó cần điền loại từ nào là đúng nhất. Khi điền từ, nếu chổ trống là động từ thì các em cần phải chia động từ cho đúng hoặc nếu là danh từ thì các em phải xem xét vị trí đó cần danh từ số nhiều hay số ít. Điều quan trọng nữa là khi điền từ loại đúng thì các em phải dịch nghĩa câu vì có thể sẽ điền từ trái nghĩa với từ cho trong dấu ngoặc.
        3. Kỹ năng đọc hiểu (Reading Comprehension):  
Đối với phần thi này,  trước khi bắt đầu đọc đoạn văn  các em nên đọc câu hỏi liên quan để hiểu được loại thông tin mà bạn cần tìm trong đoạn văn. Điều này giúp các em tập trung vào các chi tiết quan trọng và tiết kiệm thời gian khi tìm câu trả lời. Trong các câu hỏi, có thể có những từ khóa hoặc từ loại quan trọng để tìm câu trả lời chính xác. Hãy đọc các câu hỏi một cách cẩn thận và xác định các từ quan trọng như danh từ, động từ, trạng từ, từ chỉ số lượng, và từ đồng nghĩa. Điều này giúp các em tìm được câu trả lời một cách chính xác và nhanh chóng.
        4. Kỹ năng viết (Writing): Kỹ năng này đề thi thường gồm có hai phần sau:
        Trước khi thực hiện biến đổi, các em cần đọc câu ban đầu một cách cẩn thận và hiểu rõ ý nghĩa của nó. Xác định các thành phần chính trong câu như danh từ, động từ, trạng từ, và mệnh đề. Điều này giúp các em xác định được các phần cần thay đổi để tạo ra câu mới. Trong mỗi câu, có thể có một hoặc nhiều từ khóa quan trọng cho việc biến đổi câu. Hãy tìm những từ khóa này như "if", "unless", "although", "despite", "because of", "although", "not only...but also" và sử dụng chúng để xác định các cấu trúc câu phù hợp. Trong quá trình biến đổi, các em cần chú ý đến việc giữ nguyên ý nghĩa của câu ban đầu. Đừng thay đổi quá mức dẫn đến mất đi ý nghĩa ban đầu hoặc tạo ra câu mới với ý nghĩa khác.
        a. Viết lại câu (Sentence Transformation):
         
Trước khi thực hiện biến đổi, các em cần đọc câu ban đầu một cách cẩn thận và hiểu rõ ý nghĩa của nó. Xác định các thành phần chính trong câu như danh từ, động từ, trạng từ, và mệnh đề. Điều này giúp các em xác định được các phần cần thay đổi để tạo ra câu mới. Trong mỗi câu, có thể có một hoặc nhiều từ khóa quan trọng cho việc biến đổi câu. Hãy tìm những từ khóa này như "if", "unless", "although", "despite", "because of", "although", "not only...but also" và sử dụng chúng để xác định các cấu trúc câu phù hợp. Trong quá trình biến đổi, các em cần chú ý đến việc giữ nguyên ý nghĩa của câu ban đầu. Đừng thay đổi quá mức dẫn đến mất đi ý nghĩa ban đầu hoặc tạo ra câu mới với ý nghĩa khác.
       b. Viết luận (Essays):
         Trước khi bắt đầu viết, các em cần đọc kỹ đề bài, hiểu rõ yêu cầu, và xác định thể loại viết luận. Xác định chủ đề, phạm vi và mục tiêu của bài essay để có thể tập trung vào việc nêu ý kiến một cách rõ ràng và mạch lạc. Tiếp theo các em cần lập dàn ý nhanh nhằm xác định các điểm chính mà các em muốn trình bày và tổ chức ý theo một cấu trúc logic. Sử dụng các đoạn văn để phát triển các ý chính và đảm bảo rằng chúng liên kết với nhau một cách mạch lạc. Điều quan trọng nữa là các em phải chọn từ ngữ và cấu trúc câu phù hợp với mục tiêu viết của mình. Sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, lưu loát và phù hợp với mục đích truyền đạt ý kiến của bạn. Tránh sử dụng ngôn ngữ quá phức tạp hoặc không rõ ràng và đảm bảo rằng ý kiến của các em được diễn đạt một cách dễ hiểu cho người đọc. Hãy đảm bảo rằng các ý kiến và lập luận của các em được trình bày hợp lý, nhất quán và mạch lạc bằng cách sử dụng các từ nối để liên kết phù hợp.

Trên đây là những kinh nghiệm làm bài thi môn Tiếng Anh chuyên. Hi vọng những chia sẻ này hữu ích cho các thí sinh. Cô chúc các em làm thi bài tốt và đạt điểm cao./.
 Từ khóa: kinh nghiệm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây